Đây là 1 trong hàng chục chiếc xe “ngựa hoang” mà ông Đặng Lê Nguyên Vũ, nhưng khác biệt là nó thuộc bản Ford Pinto, cái tên còn khá xa lạ với giới mê xe, đặc biệt, chỉ thích thú với dòng xe Ford Mustang.
Miệng ngậm xì gà, tay trái xoa vô lăng, tay phải đặt lên cần số để sẵn sàng lên/xuống số sau mỗi cú vượt, là thứ nhiều người thập niên U60, U70 hưởng thụ, thay vì mắt dán đường, chân trái nhịp điệu trống trải ở ngày nay của các thế hệ 8x, 9x hay GenZ. Có quá nhiều lý do để người ta tìm về quá khứ, sống chậm lại, trải nghiệm nhiều hơn thay vì lao đầu vào kiếm tiền, nhưng tựu chung, 2 thế hệ cùng chung đam mê xe cộ, tự lái.
Với hàng trăm chiếc xe ô tô có trong nhiều garage khác nhau ở Tây Nguyên, Sài thành hay Hà Nội, ông Đặng Lê Nguyên Vũ có thể chọn cho mình niềm vui lái mỗi xe khác nhau mỗi ngày, ước tính hơn 1 năm “Qua”, mới chạy gần hết dàn xe với tổng giá trị hơn 1.400 tỷ đồng.
Với 1 người chia sẻ đang thực hiện theo ý trời, người thường sẽ không thể hiểu được suy nghĩ của Chủ tịch Trung Nguyên, nhưng với người mê xe, đặc biệt là xe JDM, họ đang cảm ơn doanh nhân này vì các mẫu xe đang lên giá, chúng không còn bị gọi “phế liệu”, mà được nhìn thấy nhiều hơn trên đường, đặc biệt là vị tài già chính là chủ xe.
Đánh giá nhanh Ford Pinto của “Qua” Vũ mới sắm
Sáng sớm ngày 25 tháng 1 năm 2024, “Qua” Vũ lái chiếc xe Ford Pinto có tuổi đời gần gấp đôi người viết để dạo phố, đích đến là 1 người anh em thiện lành, đã cung cấp và chọn lọc cho ông rất nhiều mẫu xe, từ siêu xe, xe sang, xe thể thao đến nhiều thứ đặc biệt, khác biệt và duy nhất.
Dừng chân trước cửa hàng đang trưng bày nhiều siêu xe đẹp mắt, chiếc xe Ford Pinto tự nhiên sáng hẳn lên, có lẽ vì nó thuộc sở hữu của “Qua” Vũ, nên sự chú ý càng tăng lên. Đây là 1 trong hàng chục chiếc xe “ngựa hoang” mà ông Đặng Lê Nguyên Vũ đang sở hữu, nhưng khác biệt là nó thuộc bản Ford Pinto, cái tên còn khá xa lạ với giới mê xe, chỉ thích thú đặc biệt với dòng xe Ford Mustang.
Thật vậy, đưa cho tôi và bạn 1 chiếc xe Ford Pinto, liệu có đủ cảm giác thoải mái lái nó thay vì sau vô lăng các xe Ford Mustang đời mới, côn ra, ga vào là áp lực của giới trẻ ngày nay khi lái xe, nhưng với ai đó, nó lại rất thích thú, giống như anh hùng có thêm bảo kiếm.
Dù nhiều năm chạy xe số sàn nhưng thú thực, xe số tự động ngày nay quá nhàn, thoải mái, nhưng thử 1 lần sau vô lăng xe Ford Pinto lại khác, nhất là thiết kế của xe, rất đặc biệt dù đã 53 năm trôi qua, 1 9x sau vô lăng xe cổ, hơi bị lạ.
Tiểu sử xe Ford Pinto
Ford Pinto là một chiếc xe subcompact được sản xuất và tiếp thị bởi Ford Motor Company ở Bắc Mỹ từ năm 1971 đến năm 1980. Pinto là chiếc xe subcompact đầu tiên được Ford sản xuất ở Bắc Mỹ. Pinto được bán trên thị trường với ba kiểu dáng thân xe trong suốt quá trình sản xuất, một chiếc sedan fastback hai cửa có cốp, một chiếc hatchback ba cửa và một chiếc xe ga hai cửa.
Mercury cung cấp các phiên bản đổi tên của Pinto với tên gọi Mercury Bobcat từ năm 1975 đến năm 1980 (1974–1980 ở Canada). Hơn ba triệu chiếc Pinto đã được sản xuất trong thời gian 10 năm, vượt xa doanh số của các đối thủ trong nước, Chevrolet Vega và AMC Gremlin. Pinto và Mercury Bobcat được sản xuất tại Edison Assembly ở Edison, New Jersey, St. Thomas Assembly ở Southwold, Ontario và San Jose Assembly ở Milpitas, California.
Kể từ những năm 1970, danh tiếng về độ an toàn của Pinto đã gây ra nhiều tranh cãi. Thiết kế bình xăng của nó đã thu hút sự giám sát của cả giới truyền thông và chính phủ sau khi một số vụ hỏa hoạn chết người xảy ra khi bình xăng bị vỡ trong các vụ va chạm từ phía sau. Một phân tích tiếp theo về độ an toàn tổng thể của Pinto cho thấy nó có thể so sánh với những chiếc xe cỡ nhỏ khác những năm 1970.
Thiết kế và nội thất xe Ford Pinto
Dù là Pinto hay Mustang phải công nhận, thế hệ đời đầu của dòng xe thể thao nhà Ford rất chất, mang đậm tính cơ bắp, nhìn là nhận ra dù đã hàng chục năm trôi qua, phần đầu xe kéo dài, đuôi xe như 1 mái nhà vát xuống, rất đẹp mắt. Chiếc Ford Pinto này sở hữu đèn pha tròn cổ điển, viền inox sáng bóng bên ngoài, lưới tản nhiệt kéo dài với điểm nhấn, logo ngựa hoang đặc trưng của các xe thể thao nhà Ford.
Phần đuôi xe Ford Pinto bè ra, cụm đèn lùi, đèn hậu và xi nhan tạo ra sự kết nối liền mạch, cản sau xe inox sáng bóng, rất chất. Chiếc xe Ford Pinto của ông Đặng Lê Nguyên Vũ còn sở hữu màu xanh quân đội nhám, không rõ là dán hay sơn, chỉ thấy rằng, ông phối bộ áo này với nóc màu trắng.
Mở cửa bước vào trong khoang lái, màu xanh lại lần nữa chiếm trọn sóng, từ ghế đến các chi tiết khác, Ford Pinto của ông Đặng Lê Nguyên Vũ có 4 chỗ ngồi, hàng ghế sau dường như phù hợp cho trẻ em hoặc làm nơi chứa đồ, thay vì để người lớn ngồi sẽ không thoải mái lắm.
Các chi tiết trên chiếc xe Ford Pinto của ông Đặng Lê Nguyên Vũ còn khá “zin”, ông chỉ độ thêm hộc đựng tàn xì gà và hộp cà phê, 2 thứ bảo bối bất ly thân của doanh nhân này.
Hệ truyền động
Ngoại trừ năm 1980, Pinto có sẵn hai động cơ để lựa chọn. Trong 5 năm sản xuất đầu tiên, chỉ có động cơ bốn xi-lanh thẳng hàng được cung cấp. Ford thay đổi xếp hạng sức mạnh gần như hàng năm. Năm 1974, động cơ OHC I4 2,3 lít được giới thiệu. Động cơ này đã được cập nhật và sửa đổi nhiều lần, cho phép nó tiếp tục được sản xuất cho đến năm 1997.
Những chuyến giao hàng Pinto ban đầu trong những năm đầu sử dụng động cơ 4 xi-lanh, dung tích 1.6 lít của Anh và 2.0 lít của Đức được điều chỉnh để đạt hiệu suất cao. Động cơ 2.0L sử dụng bộ chế hòa khí hai thùng trong đó chỉ một lỗ khoan lớn hơn lỗ khoan được sử dụng trên Maverick. Với trọng lượng thấp và động cơ SOHC, nó tăng tốc từ 0 đến 97 km/h trong 10,8 giây.
Với sự ra đời của các yêu cầu kiểm soát khí thải, Ford đã chuyển từ động cơ có nguồn gốc châu Âu sang động cơ có nguồn gốc trong nước, sử dụng các thiết kế mới hoặc sửa đổi. Luật an toàn mới ảnh hưởng đến cản xe và các bộ phận khác, làm tăng thêm trọng lượng của xe và giảm hiệu suất. Các tiêu chuẩn SAE sửa đổi vào năm 1972 đã giảm động cơ 1,6 L của Pinto xuống 54 mã lực và động cơ 2,0 L xuống 86 mã lực.