GĐXH – Bằng lái xe F là giấy phép lái xe ô tô do cơ quan có thẩm quyền cấp cho người điều khiển phương tiện. Làm thế nào để tài xế có thể sở hữu được bằng lái xe hạng F? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để biết thông tin chi tiết.
Bằng lái xe F là gì?
Bằng lái xe hạng F là một loại bằng lái xe ô tô do cơ quan chức năng có thẩm quyền cấp cho người lái phương tiện là ô tô. Để được cấp loại bằng lái này, tài xế phải đủ điều kiện và tham gia học, thi kỳ thi nâng hạng do Sở Giao thông vận tải hoặc Bộ Giao thông vận tải tổ chức. Sau khi đậu kỳ thi thì thí sinh sẽ được cấp bằng lái theo hạng đã đăng ký theo quy định.
Bằng lái xe hạng F không được được cấp trực tiếp mà phải thông qua quá trình nâng hạng bằng lái từ B2, C, D hoặc E lên F.
Bằng F lái xe gì?
Theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ 2008 và Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, bằng lái xe hạng F dành cho các tài xế đã sở hữu một trong các loại bằng lái hạng B2, hạng C, hạng D hoặc hạng E để điều khiển các loại xe ô tô tương ứng kéo theo rơ moóc có trọng tải thiết kế lớn hơn 750 kg, sơ mi rơ moóc, ô tô khách nối toa. Những người đăng ký bằng lái xe hạng F cũng phải đáp ứng các yêu cầu về độ tuổi hợp pháp để được cấp bằng lái xe.
Để được cấp bằng lái xe F, tài xế phải đủ điều kiện và tham gia học, thi kỳ thi nâng hạng do Sở Giao thông vận tải hoặc Bộ Giao thông vận tải tổ chức.
Bằng lái xe hạng F gồm những loại nào?
Sau khi nâng hạng từ B2, C, D, E lên F, phương thức quy định bằng F sẽ được quy định như sau.
Bằng lái xe FB2 lái xe gì?
Bằng lái xe FB2 cho phép tài xế điều khiển các loại xe nằm trong quy định của bằng B2 có kéo theo rơ moóc. Bên cạnh đó người sở hữu bằng FB2 cũng được phép điều khiển các loại phương tiện được quy định tại hạng bằng B1 và B2. Do đó, chi tiết về các loại xe mà người có bằng FB2 được phép lái là:
Phương tiện ô tô vận tải hành khách đến 9 chỗ ngồi, tính cả chỗ ngồi của tài xế (như bằng B1 và B2).
Phương tiện ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế nhỏ hơn 3.500kg (như bằng B1 và B2).
Phương tiện ô tô tải, bao gồm cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế nhỏ hơn 3.500kg (như bằng B1 và B2).
Phương tiện máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế nhỏ hơn 3.500kg
Bằng lái xe FC lái được xe gì?
So với bằng lái xe hạng FB2, bằng FC có cấp độ cao hơn nên phạm vi phương tiện được phép điều khiển sẽ rộng hơn.
Cụ thể đối với tài xế có giấy phép lái xe hạng FC có quyền điều khiển các loại phương tiện theo quy định bằng lái xe hạng C có kéo theo rơ moóc, ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc và các loại phương tiện được quy định tại bằng B1, B2, C và FB2. Như vậy người có bằng FC được lái những loại xe sau:
Phương tiện ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế bé hơn 3.500kg (như bằng B1, B2, C).
Phương tiện ô tô vận chuyển hành khách đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi của tài xế (như bằng B1, B2, C).
Phương tiện ô tô tải, bao gồm cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế bé hơn 3.500kg (như bằng B1, B2, C).
Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế nhỏ hơn 3.500kg (như bằng FB2).
Phương tiện ô tô tải, tính luôn cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế lớn hơn hoặc bằng 3.500kg (như bằng C).
Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế lớn hơn hoặc bằng 3.500kg.
GĐXH – Giấy phép lái xe là một trong những giấy tờ quan trọng của người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông. Vậy thủ tục cấp giấy phép lái xe cần thực hiện những quy trình nào?
Bằng lái xe FD lái xe gì?
Tài xế sở hữu bằng lái xe FD có thể điều khiển các loại phương tiện nằm trong phạm vi cho phép của giấy phép lái xe hạng D có kéo rơ moóc. Bên cạnh đó, bằng FD cũng được phép điều khiển các loại phương tiện được quy định tại bằng B1, B2, C, D và FB2.
Vì thế, người sở hữu bằng FD được lái những loại xe sau:
Phương tiện ô tô vận tải hành khách đến 30 chỗ ngồi, tính cả chỗ ngồi của tài xế (như bằng D).
Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải dưới 3.500 kg (như bằng B1, B2).
Ô tô chuyên dùng có trọng tải dưới 3.500 kg (như bằng B1, B2).
Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên (như bằng C).
Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg (như bằng FB2).
Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế trên 3.500 kg (như bằng FC).
Tài xế sở hữu bằng lái xe F có thể điều khiển các loại phương tiện nằm trong phạm vi cho phép.
Bằng lái xe FE lái xe gì?
Bằng lái xe FE cho phép chủ sở hữu điều khiển các loại xe nằm trong quy định của bằng E có kéo sơ mi rơ moóc và các loại ô tô chở khách hình thức nối toa.
Ngoài ra có bằng lái xe FE lái xe cũng được phép điều khiển các loại xe được quy định tại bằng B1, B2, C, D, E, FB2, FD. Hiện tại, bằng lái xe hạng FE chính là hạng bằng lái xe cao nhất tại Việt Nam.
Bằng lái xe FE được lái những loại xe sau:
Phương tiện ô tô chở khách trên 30 chỗ ngồi (như bằng E).
Phương tiện ô tô tải, gồm có ô tô tải chuyên dùng có thiết kế trọng tải bé hơn 3.500 kg (như bằng B1, B2).
Phương tiện ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg (như bằng B1, B2).
Phương tiện ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế lớn hơn 3.500 kg (như bằng C).
Máy kéo kéo theo một rơ moóc có thiết kế trọng tải dưới 3.500 kg (như bằng FB2).
Máy kéo kéo theo một rơ moóc có thiết kế trọng tải trên 3.500 kg (như bằng FC).
GĐXH – Hiện nay, nhu cầu tham gia giao thông bằng xe máy và ô tô rất phổ biến ở Việt Nam. Một trong những điều kiện bắt buộc là phải có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe. Vậy độ tuổi nào được thi bằng lái xe theo quy định?
Điều kiện thi bằng lái xe hạng F
Dưới đây là những điều kiện chung để thí sinh tham dự thi nâng bằng lái xe F.
Công dân nước Việt Nam hoặc Công dân nước ngoài sinh sống, học tập và làm việc trên lãnh thổ Việt Nam một cách hợp pháp (có giấy tờ chứng thực).
Có sức khỏe tốt, đủ điều kiện để lái xe, được chứng thực bởi bệnh viện tuyến huyện trở lên.
Ngoài ra, tùy thuộc vào loại bằng FB2, FC, FD hay FE sẽ có những điều kiện riêng về thời gian hành nghề lái xe và số km lái xe an toàn.
Độ tuổi được phép học bằng lái xe hạng F
Để có giấy phép lái xe hạng F thì người tài xế phải đạt đủ độ tuổi, tuỳ theo từng loại F. Cụ thể:
Bằng FB2: đủ 21 tuổi trở lên.
Bằng FC: đủ 24 tuổi trở lên.
Bằng FD: đủ 27 tuổi trở lên.
Bằng FE: đủ 27 tuổi trở lên.
Điều kiện sức khỏe để học bằng lái xe hạng F
Để tham gia học và dự thi cấp giấy phép lái xe hạng F, người đăng ký phải có sức khỏe tốt và không bị mắc một trong những bệnh sau:
Các bệnh về tâm thần: rối loạn tâm thần cấp đã chữa khỏi nhưng chưa đủ 24 tháng; rối loạn tâm thần mãn tính.
Các bệnh về thần kinh: động kinh; rối loạn cảm giác; chóng mặt do bệnh lý…
Các bệnh về mắt: rối loạn nhận biết 3 màu cơ bản; song thị; các bệnh chói sáng; quáng gà…
Các bệnh tai – mũi – họng: không nghe rõ âm thanh dưới 4m, không phân biệt được hướng âm thanh…
Các bệnh về tim mạch: đau tim; suy tim cấp độ II trở lên; rối loạn nhịp tim…
Các bệnh truyền nhiễm buộc phải cách ly.
Mắc các dị tật bẩm sinh: cụt chi; mất ngón tay cái…
Điều kiện thi bằng lái xe FB2
Thí sinh đã có bằng lái xe hạng B2.
Thí sinh dự thi có thời gian hành nghề tài xế từ 03 năm trở lên.
Quãng đường lái xe an toàn đạt 50.000 km trở lên.
Thí sinh đủ 21 tuổi trở lên (tính đến ngày thi sát hạch).
Điều kiện thi bằng lái xe FC
Thí sinh đã có bằng C, hạng D hoặc hạng E.
Thí sinh đủ 24 tuổi trở lên.
Thí sinh có thâm niên lái xe an toàn lớn hơn 03 năm.
Số km lái xe an toàn ít nhất là 50.000km.
Điều kiện thi bằng lái xe FD
Thí sinh dự thi nâng hạng bằng FD đã có các bằng lái xe hạng D.
Thí sinh có thời gian lái xe từ 03 năm trở lên.
Thí sinh đủ 27 tuổi trở lên tính đến ngày dự thi sát hạch.
Quãng đường lái xe an toàn đạt mức tối thiểu là 50.000 km.
Tài xế dự thi nâng bằng FD phải đảm bảo tiêu chí tốt nghiệp cấp THCS hoặc chương trình học tương đương trở lên.
Điều kiện thi bằng lái xe FE
Thí sinh đã có bằng lái xe hạng E.
Thí sinh từ đủ 27 tuổi trở lên tính đến ngày tham gia kỳ thi bằng FE.
Thí sinh đảm bảo thời gian lái xe ít nhất 03 năm.
Quãng đường lái xe an toàn đạt 50.000km.
Thí sinh hành nghề tài xế phải có bằng tốt nghiệp THCS hoặc cấp học tương đương trở lên.
Thí sinh không nên nhầm lẫn giữa việc đăng ký thi trực tiếp và đăng ký thi nâng hạng. Các loại bằng F bắt buộc phải thi nâng hạng thông qua một việc đã có các loại bằng như B2, C, D hoặc E.
GĐXH – Khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông người lái cần có bằng lái xe. Vậy để được cấp giấy phép lái xe cần đáp ứng điều kiện và thủ tục gì?
Bằng lái xe F có thời hạn sử dụng là 5 năm kể từ ngày cấp.
Thủ tục đăng ký học và thi bằng lái xe F
Khi đạt đủ những điều kiện đúng số km lái xe an toàn và đủ tuổi, sức khoẻ thì có thể tiến hành bổ sung đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết để nộp cho trung tâm, nơi đăng ký nâng hạng.
Căn cứ vào Khoản 2, Điều 10, Thông tư 46/2012/TT-BGTVT quy định người học lái xe ô tô nâng hạng có thủ tục đăng ký bằng cách lập 1 bộ hồ sơ và nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo với các giấy tờ bao gồm:
Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định.
Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp bằng lái xe ô tô theo mẫu quy định.
Bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tương đương trở lên. Xuất trình bản chính khi kiểm tra hồ sơ dự sát hạch.
Bản sao chụp giấy CMND/CCCD hoặc hộ chiếu còn thời hạn.
Bản khai thời gian hành nghề và số km xe an toàn theo mẫu quy định và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khai.
Bản sao chụp bằng lái xe ô tô hiện có, xuất trình bản chính khi dự sát hạch và nhận bằng lái xe.
Thời hạn sử dụng bằng lái xe F
Đối với loại bằng F, cụ thể gồm có FB2, FD, FC và FE có thời hạn sử dụng là 5 năm kể từ ngày cấp (thay vì 3 năm như trước kia).
Tài xế sở hữu bằng lái xe hạng F cần tiến hành thủ tục xin đổi giấy phép lái xe mới khi bằng cũ đã kết thúc thời hạn sử dụng. Sở Giao thông vận tải các tỉnh là đơn vị có thẩm quyền để đổi bằng lái xe hết hạn.
Riêng đối với bằng FE khi tài xế nam đủ 55 tuổi, tài xế nữ đủ 50 tuổi nếu vẫn có nhu cầu lái xe thì sẽ đổi xuống hạng bằng thấp hơn.
Bằng lái xe F nâng được lên hạng gì?
Bằng FE là loại bằng cao nhất mà Sở Giao thông vận tải quy định. Do đó, khi tài xế đã sở hữu được bằng FE rồi thì không nâng được lên hạng nào khác nữa.
Không có các loại giấy phép lái xe hạng F vẫn điều khiển phương tiện bị phạt thế nào?
Theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, khi các lực lượng chức năng yêu cầu dừng xe để kiểm tra, nếu tài xế không cung cấp được bằng lái tương đương với phương tiện đang điều khiển sẽ được tính vào lỗi “không có giấy phép lái xe”. Với xe ô tô, lỗi này người điều khiển phương tiện sẽ bị phạt hành chính từ 4.000.000-6.000.000 đồng.
Ngoài ra, cả chủ phương tiện cũng sẽ bị phạt lỗi “Giao xe hoặc để cho người không có Giấy phép lái xe phù hợp điều khiển xe tham gia giao thông”. Mức phạt là 4.000.000 VNĐ – 6.000.000 VNĐ đối với xe ô tô cá nhân, 8.000.000 VNĐ – 12.000.000 VNĐ đối với xe ô tô của tổ chức.
Đặc biệt: Tài xế không có giấy phép lái xe vô tình gây ra tai nạn chết người sẽ bị phạt tù lên tới 10 năm.