Pontiac Firebird còn có tên gọi thân mật chim lửa của ông Đặng Lê Nguyên Vũ sở hữu thuộc thế hệ thứ 2, cũng là phiên bản được trang bị khối động vơ V8, dung tích 6.6 lít đầy mê hoặc những tay chơi xe tốc độ.
Năm 1967, những chiếc xe cơ bắp Mỹ hiệu suất cao đã bắt đầu xuất hiện nhiều, gây sự hứng thú cho giới mê tốc độ, đây cũng là năm mà Ford cho ra đời Mustang, chiếc xe thể thao huyền thoại này vẫn được sản xuất cho đến tận ngày nay, 1 kỷ lục khó tin.
Nhưng cũng trong năm đó, có 1 cổ máy V8 hung hãn do Pontiac sản xuất, đã nhanh chóng gây sự chú ý, đó là chú chim lửa Firebird. Được ra đời để cạnh tranh với Ford Mustang, Pontiac Firebird đã chính thức được giới thiệu vào ngày 23 tháng 2 năm 1967, năm tháng sau khi Camaro chia sẻ nền tảng bộ phận Chevrolet của GM, và thật may mắn là đã có vài xe Pontiac Firebird được các dân chơi Việt mang về, nhưng thế hệ thứ 2, dường như chỉ mới có đúng 1 xe hay lăn bánh trên phố, và nó hiện đang nằm trong garage xe của ông Đặng Lê Nguyên Vũ.
Đánh giá nhanh Pontiac Firebird siêu hiếm tại Việt Nam: Máy V8, 6.6 lít mạnh mẽ bơm ra 330 mã lực
Thiết kế ngoại thất
Nói 1 chút về mẫu xe Pontiac Firebird, vòng đời của nó bắt đầu từ năm 1967 và kéo dài đến năm 2002, trải qua tổng cộng 4 thế hệ, ngắn nhất là thế hệ đầu tiên chỉ sản xuất vỏn vẹn trong 3 năm đầu, từ 1967 đến 1969, và dài nhất là thế hệ thứ 2, tận 11 năm, từ 1970 đến 1981, thế hệ thứ 3 và thứ 4 có vòng đời tương ứng là 10 năm (1982-1992) và 9 năm (1993-2002).
Lần ra mắt thế hệ thứ hai cho mẫu xe năm 1970 đã bị trì hoãn cho đến ngày 26 tháng 2 năm 1970 do các vấn đề về công cụ và kỹ thuật, do đó, tên gọi phổ biến của nó là mẫu 1970½, trong khi những mẫu 1969 còn sót lại được liệt kê trong tài liệu Pontiac thời kỳ đầu mà không có mã nhận dạng năm mẫu, Thế hệ Firebirds này chỉ có ở dạng coupe, sau mẫu xe năm 1969, xe mui trần không có sẵn cho đến năm 1989.
Dòng đời này thân xe uyển chuyển hơn nhưng vẫn giữ lại một số yếu tố cơ bắp truyền thống. Phần trên của đường cửa sổ phía sau gần như đi thẳng xuống mép nắp cốp. Thiết kế mới ban đầu có đặc điểm là cột C lớn, cho đến năm 1975 khi cửa sổ phía sau được mở rộng.
Ban đầu, cửa sổ kiểu bao quanh chiếm nhiều diện tích hơn trên cột C đã có, nhưng các vấn đề về keo và bịt kín cửa sổ phía sau đã dẫn đến cửa sổ kiểu phẳng được sử dụng, cho đến khi thân xe được thiết kế lại ở 1975. Phong cách này đã trở thành kiểu dáng tiêu biểu cho kiểu dáng thân xe F trong thời gian dài nhất trong suốt vòng đời của Firebird.
Chiếc xe Pontiac Firebird của “Qua” Vũ có màu xanh đậm, đây là màu sơn gốc của xe, cụm đèn pha tròn phía trước kết hợp cùng lưới tản nhiệt đôi, to bản, mang đến sự hầm hố, nắp capô kéo dài, có thêm 2 khe hốc gió rộng, thể hiện rất chất chơi của các dòng xe Mỹ thập niên 1967. Cản trước xe góc cạnh, có tích hợp thêm 2 đèn sương mù dạng vuông, có thêm miếng ốp nẹp kim loại chia thành 4.
Vòng ra bên sườn, các đường nét cong nhưng cũng đầy hầm hố của xe cơ nắp Mỹ, làm nên vẻ đẹp cho mẫu xe “chim lửa” Pontiac Firebird, vòm bánh xe sau mở rộng ra, đằng sau có cụm đèn hậu chia thành 3 tầng mỗi bên, có tích hợp đèn lùi. Cánh gió đuôi vểnh lên cao, cản sau có thêm thanh nẹp crôm, cùng 2 gù nổi ra.
Sau cùng, chiếc xe này sử dụng bộ mâm Magnum 400 có kích thước 15 inch, với 5 chấu được sơn 2 màu tương phản là đen và bạc, kích thước lốp phía trước là 225/60 và sau 235/60 do hãng lốp BFGoodrich trứ danh cung cấp.
Nội thất xe
Pontiac Firebird thế hệ thứ 2 vẫn là 1 chiếc coupe 2+2, hàng ghế sau vừa đủ cho trẻ em ngồi, người lớn cao trên 1m68 có thể khó chịu, ghế ngồi trên chiếc xe “chim lửa” của ông Đặng Lê Nguyên Vũ bọc da màu nâu, các chi tiết còn khá nguyên bản theo xe.
Vô lăng xe thể thao, và tất nhiên rồi, “Qua” Vũ độ thêm bộ hộc đựng khay cà phê và tàn xì gà, để phục vụ mình khi lái xe ra đường. Bảng đồng hồ được ốp gỗ, với điểm nhấn 2 đồng hồ lớn đo tốc độ và vòng tua máy của xe. Ngoài ra còn có các đồng hồ nhỏ để thể hiện các thông số khác.
Hệ truyền động
Với gần 350 chiếc siêu xe và xe thể thao, “Qua” Vũ chắc hẳn lựa chọn rất kỹ các xe để lái ra đường, và ông chọn Pontiac Firebird không chỉ vì thiết kế của xe quá hầm hố, mà còn đến từ cổ máy nằm dưới nắp capô đầy uy lực.
Cụ thể, trái tim nằm bên dưới nắp capô của chiếc xe “chim lửa” Pontiac Firebird là khối động cơ V8, hút khí tự nhiên, dung tích 6.6 lít, đây là cổ máy thực sự ấn tượng trong những năm 1970 đến 1981.
Động cơ tạo ra công suất 330 mã lực tại vòng tua máy 4.800 vòng/phút và mô-men xoắn cực đại 583 Nm tại 3.000 vòng/phút. Xe dẫn động cầu sau.