Chủ tọa đã nhiều lần có ý hòa giải. Dù ai thắng trên tòa thì tất cả cũng đều thua.
“Nhiều người quan niệm không làm di chúc vì sợ đen, nên lúc ra đi để lại đống đất, thành ra làm nát hết nhà con cháu. Bên nhà chồng tôi đời ông nội chồng ra đi để lại hơn 2.000 m2.
Anh em bên bố chồng tôi cũng không thể chia nhau được vì không ai chịu ai, tôi là con dâu nên không can thiệp, không chia thì làm đất thờ cúng chung cũng được, nhưng nghĩ đến đất đai không rõ ràng minh bạch thật mệt mỏi cho những người còn sống”.
Độc giả Tuyet Anh, nhân vụ 11 anh em ruột tiếp tục kiện nhau vì 1.200 m2 đất thừa kế, kể lại chuyện tương tự của gia đình, và cho rằng nếu không có di chúc rõ ràng, tình anh em ruột thịt sẽ đi về đâu vì kiện tụng tranh giành đất thừa kế.
“Do có những sai sót nghiêm trọng” trong tố tụng, hôm nay, TAND tỉnh Phú Thọ mở lại phiên xử vụ kiện tranh chấp đất thừa kế giữa 11 anh em ruột.
Trước khi bắt đầu xét xử, chủ tọa hỏi lại anh em ông Nam, ông Dũng “có muốn hòa giải không?”. Cả hai đều từ chối.
Độc giả bangdang.270923: “Nhiều vụ như thế này đã xảy ra rồi mà nhiều gia đình vẫn không rút được kinh nghiệm. Anh chị em trong gia đình biết nhường nhịn lẫn nhau, ‘lọt sàng xuống nia’, thì sẽ không xảy ra vấn đề gì. Đúng là ‘giá nhà đất càng cao, tình người càng ít đi’.
Ở phiên xét xử trước đó, chủ tọa phân tích suốt nửa giờ “anh em một nhà, vì mảnh đất mà đưa nhau ra tòa, thì đều thua cả”, 11 anh em ông Nam nhất định không hòa giải, nói sẽ theo kiện đến cùng.
Độc giả Nguyễn Hiếu: “Tôi thì không rõ ai đúng ai sai, nhưng người thắng kẻ thua thì tình anh em ruột rà cũng dứt. Đất lên giá thì tình cảm ruột rà hay gì cũng chẳng đáng kể”.
*Theo bạn, cha mẹ có nên làm di chúc chia tài sản ngay từ khi còn minh mẫn?