“Định xây căn nhà cấp 4 để ở cho khỏi mất tiền thuê nhà hàng tháng, vậy mà hàng xóm đòi 200 triệu tiền lối đi, gần bằng tiền mình mua mảnh đất. Thật quá đáng không chấp nhận nổi”, độc giả Phạm Việt kể.
“Mình ở quê ra, sau bao năm vật lộn mới mua được mảnh đất ở Hà Nội 30m2. Định xây căn nhà cấp 4 để ở cho khỏi mất tiền thuê nhà hàng tháng, vậy mà hàng xóm đòi 200 triệu tiền lối đi, gần bằng tiền mình mua mảnh đất. Thật quá đáng không chấp nhận nổi”, độc giả Phạm Việt kể.
Thật không ngờ, giữa mảnh đất thủ đô ngàn năm văn hiến, chuyện hàng xóm vòi tiền, chèn ép nhau đang âm thầm xảy ra như cơm bữa.
Mang cả bao tải dao kiếm đến gây sự
Chuyện hàng xóm vòi tiền khi xây mới, sửa sang nhà cửa vẫn đang âm thầm diễn ra ở các con ngõ hẻm Hà Nội. Thậm chí nhiều người không thể tin vào tai mình khi nghe “yêu sách” mà hàng xóm đưa ra.
Độc giả Phạm Việt cho biết, anh từ quê ra thành phố làm ăn bao năm mới tích cóp mua được mảnh đất 30m2 ở Hà Nội. Nhưng anh chưa thể xây nhà vì bị hàng xóm vòi đến 200 triệu tiền ngõ.
“Không chấp nhận nổi. Mình ở quê ra, sau bao năm vật lộn mới mua được mảnh đất ở Hà Nội 30m2. Định xây căn nhà cấp 4 để ở cho khỏi mất tiền thuê nhà hàng tháng, vậy mà hàng xóm đòi 200 triệu tiền lối đi. Nếu họ đòi 10-20 triệu chắc mình cũng đưa cho xong, nhưng 200 triệu thì gần bằng tiền mình mua mảnh đất. Thật quá đáng không chấp nhận nổi”, anh Việt kể.
Đồng cảnh, độc giả Toàn Phước phải mất một cây vàng mới được hàng xóm đồng ý cho xây nhà: “Tôi cùng anh bạn cũng mua nhà ở Phú Mỹ, bị dân bản xứ “Hà Nội gốc” chèn ép không sống nổi. Rồi cuối cùng anh bạn không chịu nổi phải bán nhà bỏ đi. Tôi ở lại mất thêm “1 cây vàng tiền mua ngõ”. Lúc làm nhà mấy ông “Hà Nội gốc” không cho xe chở vật liệu vào. Mất thêm mấy chục triệu tiền gánh vật liệu xây nhà. Vợ chồng đi làm suốt ngày, hàng xóm cứ ngồi không tính lô, đề, cờ bạc và khoe cái “Hà Nội gốc”, phóng uế, quét rác sang nhà, bực mà không làm gì được. Góp ý trơ như đá. Tao ở đây mấy đời, sợ đ. ai. Pó tay!”.
Với những người tỉnh lẻ, mua được mảnh đất ở Hà Nội đã khó, để xây được căn nhà trên mảnh đất mới mua càng khó hơn. Rất nhiều người đã phải “ngậm bồ hòn làm ngọt” khi bị hàng xóm vòi vĩnh, chèn ép.
Một độc giả ở Hoàng Mai kể: “Phải nói rằng không biết người Hà Nội thanh lịch ở đâu chứ chắc ở khu mình – Thanh Trì – Hoàng Mai thì không có. Hở tí là chỉ thích “thịt luộc” nguời nơi khác mới đến ở. Năm 2007 mình mua đất ở khu này, lúc mua bà chủ nhà nói có vẻ rất tử tế là khi nào xây nhà họ sẽ tạo điều kiện hỗ trợ hết mức, đến khi xây, trát bức sau họ đòi 10 triệu đồng, bức bên cạnh họ đòi 15 triệu, nếu không họ không cho bắc giáo trát, thế mới khốn nạn chứ”.
Phần đa khi gặp phải tình cảnh này mọi người đều chọn cách “dĩ hòa vi quý”, thế nhưng cũng có những người đáp trả bằng chính chiêu bài mà hàng xóm đưa ra.
Độc giả Văn Đích kể: “Mình có ông bạn thân cũng mới mua đất làm nhà. Lúc đầu mấy anh “răng vàng” đầu ngõ cũng đến hoạnh họe. Khi làm có bắn vôi vữa sang nhà hàng xóm, thì hàng xóm thuê đầu gấu nơi khác mang cả bao tải dao, kiếm đến gây sự. Ông bạn mình trước đây cũng thuộc dạng không vừa, tiện đà vác ngay kiếm ra truy đuổi. Rất may cho mấy chú vừa được thuê đến chạy kịp, bỏ lại cả bao tải “ đồ chơi”, không thì… Kể từ hôm đó mấy anh “răng vàng” cùng ngõ cũng phải kiềng cái mặt”.
Hàng xóm thạc sĩ cũng vô văn hóa
Có hàng xóm “côn đồ” thì ấm ức vì bị chèn ép, sống cạnh hàng xóm vô văn hóa cũng ngán ngẩm không kém.
Độc giả Nghị chia sẻ: “Hàng xóm nhà tôi – Thạc sĩ hẳn hỏi, nhưng cả ngày mở nhạc inh ỏi, bảo vệ nhắc nhở họ cũng làm ngơ. Xung quanh con cái mọi người không học được họ phản ảnh thì cũng như nước đổ lá khoai. Họ làm vậy để được gì , chỉ để cho người ta nhìn nhận họ là kẻ thần kinh có vấn đề không bình thường, thể hiện sự thiếu tôn trọng người khác, họ tự cách ly với cộng đồng và bị xung quanh khinh rẻ và xa lánh. Thôi thì xã hội muôn hình muôn vẻ, đôi khi cũng phải chấp nhận mình là người không may mắn khi phải ở gần những kẻ thần kinh không bình thường như vậy”.
Góp ý không được, nhiều người sống cạnh hàng xóm vô văn hóa cũng muốn làm đơn đề nghị chính quyền can thiệp nhưng nghĩ đến tình làng nghĩa xóm nên còn phân vân.
Độc giả Nguyễn Trọng cũng đang phân vân trước quyết định của mình: “Nhà tôi ở cạnh một gia đình cả hai vợ chồng là BÁC SĨ ở một bệnh viện lớn ở TPHCM. Không biết giàu có cỡ nào? mà nuôi một đàn chó 5-6 con to đùng. Điều đáng nói là tuy là BÁC SỸ nhưng bẩn thỉu vô cùng, cả đàn chó phóng uế suốt ngày mà không thèm quyét dọn, có quét dọn (osin làm) cũng đổ ra đường làm bốc mùi hôi thối ô nhiễm vô cùng.
Đã nhiều lần (hàng chục) chúng tôi trực tiếp góp ý, kể cả báo với tổ dân phố rồi, nhưng “vũ như cẩn”. Tôi đã viết đơn định gửi khu phố-UBND phường nhưng đang phân vân. Thứ nhất mất tình láng giềng, thứ hai không biết chính quyền xử vụ này thế nào? Buồn quá!!!”.
Không nhờ đến chính quyền can thiệp, độc giả Mai Anh Đức bày kế đối phó: “Lấy độc trị độc! Cách đây mấy năm mình con đi thuê nhà để ở cũng có gặp mấy trường hợp như vậy! Trong trường hợp các bạn càng hiền lành cái kiểu “dĩ hòa vi quý” thì tụi nó càng được nước lấn tới, lần 1 rồi lần 2 và các lần sau nữa! Đối với tôi, tôi sẽ dằn mặt và phủ đầu luôn! Đảm bảo không có lần thứ 2!”.