Tình hình đầu tư bất động sản ở 3 đặc khu kinh tế của Việt Nam hiện nay

Thị trường bất động sản tại Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc đang trở nên nóng hổi hơn bao giờ hết. Trở thành điểm nóng, thu hút giới đầu tư bất động sản đầu tư một cách mạnh mẽ. Vậy tình hình đầu tư bất động sản ở 3 đặc khu kinh tế của Việt Nam hiện nay như thế nào?

               Tại những nơi đặc khu kinh tế, bất động sản được giao dịch là chủ yếu

1. Diễn biến bất động sản tại các đặc khu kinh tế.

– Tại Vân Đồn:

Đặc khu kinh tế Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh đang trở thành một điểm nóng. Bất động sản được giao dịch chủ yếu tại đây là đất nền và đất thổ cư tại các vị trí trung tâm. Theo thống kê, chỉ trong vòng 5 tháng đầu năm nay, tổng số lượng giao dịch là hơn 2000 lượt. Chủ yếu là các dự án có tính pháp lý và được quy hoạch rõ ràng.

Bên cạnh nhu cầu đầu tư tương đối lớn của các nhà đầu tư về đất nền thì còn có nhiều tâm lý trái chiều. Một bộ phận nhà đầu tư có tâm lý chờ đợi quy hoạch rõ ràng của các cấp có chính quyền. Một số khác thì lại gom đất một cách ồ ạt, thiếu hiểu biết. Dẫn đến tác động không tốt cho thi trường bất động sản tại khu vực này.

– Tại Phú Quốc:

                       Giá đất tại Phú Quốc vẫn đang nóng lên từng ngày

Với đặc khu kinh tế Phú Quốc, diễn biến thị trường bất động sản lại diễn ra khá phức tạp. Tình trạng sốt đất và đầu cơ gây tăng giá có những diễn biến khó lường, ảnh hưởng đến sự quản lý của quy hoạch phát triển của địa phương này. Nhất là các tình trạng như: tự ý chuyển mục đích sử dụng đất, san lấp, xây dựng trái phép, chuyển nhượng quyền sử dụng đất trái quy định pháp luật…

– Tại Bắc Vân Phong:

Với quy hoạch trở thành đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Bắc Vân Phong thì tại huyện Vạn Ninh các giao dịch bất động sản cũng tăng lên đột biến. Chỉ tính riêng trong quý 1, đã có hơn 2253 hồ sơ giao dịch về đất đai, chiếm 65,3% so với năm 2017.

2. Chính sách và giải pháp.

Trước thực trạng sốt đất của 3 đặc khu kinh tế trên thì hiện tượng “ bong bóng” bất động sản rất có nguy cơ xảy ra. Vì vậy, cần có những giải pháp và chính sách cụ thể để ngăn ngừa hiện tượng này.

Trong phiên trả lời chất vấn của QH ngày 4/6, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường Trần Hồng Hà khẳng định: “Chúng ta sẽ kiên quyết có biện pháp để người ta không có cơ hội trong các phi vụ về đất đai”. Bộ trưởng lý giải hiện tượng nhiều người đổ xô vào thị trường bất động sản tại các đặc khu kinh tế là do có nhiều kỳ vọng đầu tư, hoặc tiềm năng phát triển, đặc biệt là đầu tư hạ tầng.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà thừa nhận: “Đấy là quy luật nhưng trên thực tế chúng ta chưa làm được việc là làm sao để phòng ngừa và đưa ra các quyết định thật chuẩn, thay bằng các chỉ thị hành chính”.

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng chỉ thị siết chặt giao dịch đất đai mới đây là đúng đắn, nhưng lại không phù hợp với pháp luật hiện nay. Bởi lẽ, việc sốt đất là đương nhiên nhưng vấn đề chủ yếu lại là vấn đề chuyển đổi trái phép mục đích sử dụng đất của các địa phương. Việc quản lý các hoạt động giao dịch ngầm này vẫn chưa được phù hợp và kịp thời. Giải quyết tốt những vấn đề chuyển nhượng, đền bù một cách thỏa đáng, nghiêm túc thì sự đầu cơ trên các đặc khu kinh tế này sẽ không còn cơ hội bùng phát.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *