Dịch vụ logistics là gì? Vì sao thương mại điện tử lại cần có logistics?

Thương mại điện tử và Dịch vụ logistics cần có sự kết hợp với nhau để cùng nhau phát triển vì theo đánh giá thì hai lĩnh vực này đang phát triển khởi sắc trong giai đoạn gần đây. Thương mại điện tử và Dịch vụ logistics nếu hai ngành nghề này có thể bắt tay với nhau thì lợi ích của khách hàng có thể tăng một cách đáng kể.

Chúng ta dễ nhận ra hiện tay giá của Dịch vụ logistics riêng lẻ thường khá cao khiến cho các website thương mại điện tử phải tăng giá bán cho các sản phẩm hữu hình khiến cho giá sản phẩm thường không thấp hơn mấy so với các thức bán hàng truyền thống.

Dịch vụ logistics là gì? Vì sao thương mại điện tử lại cần có logistics?

Ông Trần Thanh Hải, Phó cục trưởng Cục Xuất – Nhập khẩu (Bộ Công Thương) khẳng định thương mại điện tử muốn phát triển không thể thiếu dịch vụ logistics.

Theo nhận định của chuyên gia tài chính, TS. Cấn Văn Lực, Cố vấn cấp cao Chủ tịch HĐQT Ngân hàng BIDV thì ông quan ngại việc Dịch vụ logistics không đáp ứng nổi nhu cầu của thương mại điện tử vì tốc độ phát triển của thương mại điện tử đang rất cao ở Việt Nam.

Ông còn thẳng thắn đề xuất một số phương án giúp các doanh nghiệp thương mại điện tử nâng cao chất lượng hơn như: Cần thay đổi mô hình kinh doanh, người bán hàng nên giao dịch trực tiếp với người mua hàng… Ông còn phân và chỉ ra rằng các doanh nghiệp thương mại điện tử cần phải tăng thêm chuỗi cung ứng và khắc phục phần bất cập lớn của nhiều bộ phận chưa hiểu về thương mại điện tử.

Theo ông Lực thì có doanh nghiệp cho rằng muốn đảm bảo sự phát triển thì cần phải giao hàng nhanh, chi phí cho dịch vụ này thấp… Nhưng ông Lực lại cho rằng cái còn thiếu và quan trọng nhất vẫn là chất lượng của hàng hóa và niềm tin của người mua hàng. Trong bối cảnh hàng giả, nhái tràn lan trên thị trường như hiện nay thì việc cung cấp một sản phẩm chất lượng là điều quan trọng nhất đối với người mua hàng.

Theo Ông Trần Thanh Hải, Phó cục trưởng Cục Xuất – Nhập khẩu (Bộ Công Thương) cũng cho rằng, Logistics và thương mại điện tử đang thực sự phát triển đến mức sẽ bùng nổ trong tương lai gần.

Ông Hải đánh giá trong thời gian vừa qua thì thương mại điện tử và Dịch vụ logistics đã có sự hợp tác nhưng chưa hiệu quả, còn nhiều khó khăn và bất cập như trong thực tế hiện tại vẫn chưa có luật nào về e-logistics (dịch vụ hậu cần điện tử). Cộng thêm những điều bất cập khách quan như: Luật giao thông thay đổi nhiều, thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp, chưa có nhiều nhân lực trong mảng này có nhiều kinh nghiệm ứng dụng công nghệ trong e-logistics.

Theo ông Nguyễn Trần Thi – Nguyên tổng giám đốc giaohangnhanh.vn thì điều kiện khiến Dịch vụ logistics được phát triển song song cùng với thương mại điện tử cần sự chủ động lớn ở của các doanh nghiệp, cần thống nhất quy trình về nhiều mặt để hai bên đều có thể tối giản được những chi phí không cần thiết khiến việc kết hợp trở nên hiệu quả hơn.

Ý kiến của phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam Đào Trong Khoa thì cho rằng các doanh nghiệp logistics khi liên kết với nhau sẽ hiểu và tận dụng một cách hiệu quả những thế mạnh của nhau từ những nền tảng vốn có. Ông tin rằng các doanh nghiệp có thể hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

Việc định hình, hỗ trợ dịch vụ logistics  phát triển song song với thương mại điện tử là việc vô cùng cấp bách vì hầu hết ở Việt Nam đa phần các doanh nghiệp thương mại điện tử và doanh nghiệp logistics đang ở mô hình vừa và nhỏ nên sự liên kết chưa chặt chẽ để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất.

Việc nâng cao, hiện đại quá các trong thiết bị, ứng dụng khoa học công nghệ vào doanh nghiệp logistics và thương mại điện tử là sứ mệnh sống còn của hai loại hình doanh nghiệp đang ngày càng phát triển này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *