Ngày nay, thương mại điện tử đã và đang ngày càng phát triển. Theo thống kê cho thấy xu hướng mua bán online ngày càng gia tăng so với phương thức bán lẻ truyền thống. Tuy nhiên, để thực sự chiếm được lòng tin của khách hàng, thương mại điện tử cũng cần khắc phục những mặt hạn chế của mình.
Điểm yếu của thương mại điện tử
Dù là thương mại điện tử hay là bán lẻ truyền thống thì việc cạnh tranh về giá cả đóng vai trò vô cùng quan trọng. So với kênh mua sắm truyền thống, hình thức mua bán trực tuyến cũng không rẻ hơn vì chi phí giao hàng còn cao, dịch vụ còn chưa chuyên nghiệp.
Dự kiến quy mô của ngành thương mại điện tử sẽ ngày càng bền vững, tuy nhiên còn nhiều thách thức đặt ra.
Điều cốt lõi ở đây đó là thương mại điện tử cần tạo dựng lòng tin của khách hàng để có thể quay lại vào những lần sau vì với cách thức mua hàng trực tuyến, khách hàng sẽ rất ít cơ hội được trải nghiệm thực tế.
Bên cạnh đó, cần có một phương thức giao hàng, thanh toán nhanh chóng và thuận tiện. Chủ tịch hiệp hội bán lẻ Việt Nam bà Đinh Thị Mỹ Loan cho biết. Nếu như hình thức bán lẻ truyền thống giá cả phụ thuộc vào chi phí vận chuyển từ nơi sản xuất đến các địa điểm bán lẻ thì bán hàng trực tuyến hiện nay chi phí phụ thuộc phần lớn vào khâu chuyển phát. Vì vậy nâng cao chất lượng dịch vụ chuyển phát là cách tốt nhất giúp các doanh nghiệp có thể cạnh tranh về giá cả phù hợp nhất.
Theo nhận định của bà Loan, hầu hết khâu giao hàng của các nhân viên đều chưa bài bản, chưa được đào tạo dẫn đến tác phong thiếu chuyên nghiệp.
Cùng với đó, ông Nguyễn Mạnh Hà, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Thương mại Điện tử Lingo cũng cho hay. Điểm yếu của thương mại điện tử tại Việt Nam là cước chuyển phát. Trong khi đó, khách hàng yêu cầu sự nhanh chóng, thuận tiện mà giá cả cũng cần phải cạnh tranh và thấp nhất trên thị trường.
Thương mại điện tử Việt Nam và sự đổi mới
Nhằm khắc phục những vấn đề tồn đọng của thương mại điện tử, trong thời gian qua, Tổng công ty Bưu chính Viettel (Viettel Post) cho biết đã và đang tập trung đào tạo, kiện toàn lại đội ngũ nhân lực chuyển phát.
Ông Hoàng Quốc Anh – Tổng giám đốc Viettel Post, Ông Hoàng Quốc Anh cho biết, thông thường công việc trước đây của một bưu tá chỉ đơn thuần phát hàng đúng thời gian đúng địa chỉ là hoàn thành nhiệm vụ, thì nay họ sẽ được đào tạo thành những nhân viên giao hàng chuyên nghiệp. Ngoài việc giao hàng, họ còn là người chăm sóc, tư vấn cho khách hàng.
Bên cạnh đó, ông Anh cũng cho biết, ngoài vấn đề về nhân lực thì sự đầu tư về cơ sở hạ tầng, công nghệ của các doanh nghiệp cũng đóng vai trò rất quan trọng. Điều này nhằm rút ngắn thời gian chuyển hàng và có thể tiết kiệm chi phí cho khách hàng lẫn bản thân doanh nghiệp.
Tuy nhiên, để có thể tiết kiệm chi phí mà mang lại hiệu quả cao trong việc tạo dựng lòng tin của khách hàng thì tốt nhất mỗi doanh nghiệp thương mại điện tử nên có đội ngũ chuyển phát riêng. khi đó nhân viên giao hàng thực sự mới là một nhân viên tư vấn sản phẩm mà khách hàng cần.