Ông Dũng “lò vôi”, tức Huỳnh Uy Dũng được xem là người “mở màn” biến Bình Dương trở thành Trung tâm Công nghiệp của Việt Nam.
Từ lâu, đại gia Huỳnh Uy Dũng được biết đến là một trong những người giàu bậc nhất Việt Nam. Theo các công ty kiểm toán, khối tài sản của ông Huỳnh Uy Dũng có thể lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng nếu cổ phần hóa.
Để có được những thành công đó, ít ai có thể biết được con đường gian nan những ngày đầu khởi nghiệp của chàng thanh niên 18 tuổi.
Thương vụ buôn heo đầu đời
Ông Huỳnh Uy Dũng là tên gọi hiện nay. Trước đây ông tên là Huỳnh Phi Dũng, nhiều người còn gọi với biệt danh “Dũng lò vôi”. Nghe nói ông quyết định đổi tên từ Huỳnh Phi Dũng sang Huỳnh Uy Dũng với mong muốn cuộc đời mình bớt sóng gió.
Vì gia đình khó khăn nên khi chưa học hết lớp 12, ông Dũng đã phải bỏ nghiệp đèn sách để nhập ngũ và tham gia cuộc chiến biên giới Tây Nam. Có thể nói, máu kinh doanh trong ông đã manh nha ngay từ những năm tháng trong quân ngũ. Thời gian đó, ông Dũng được phân công chở heo tiếp tế cho bộ đội ngoài chiến trường, khổ nỗi, sau hành trình dài trăm km, heo chở được tới nơi thì chết sạch. Trong lúc đó, ông Dũng thấy muối ở mặt trận biên giới Tây Nam Campuchia lại hiếm, nên đã có suy nghĩ chở muối lên bán, rồi mua heo cung cấp cho bộ đội ngay tại chỗ, tránh heo chết lại còn giúp bộ đội ăn uống có dinh dưỡng.
Từ đó sau những đợt hàng bán muối, ông lấy tiền mua heo cho anh em chiến sĩ dùng bữa. Về sau ông Dũng chuyển về công tác ở bộ phận hậu cần của công an thị xã Thủ Dầu 1 thuộc tỉnh Sông Bé nay là tỉnh Bình Dương và Bình Phước. Đây có thể coi là bước ngoặt lớn trong cuộc đời vị doanh nhân sinh năm 1961.
Tại đây, ông bắt đầu phát triển ý tưởng làm lò vôi, sản xuất các loại vôi quét tường, vôi bột công nghiệp. Công việc làm ăn ngày càng phát đạt và mọi người đặt cho ông biệt danh Dũng lò vôi. Đây được xem là bước khởi đầu trong sự nghiệp kinh doanh của ông.
Một thời gian sau, ông Dũng quyết định bán lò vôi để về làm Giám đốc Công ty sơn mài Thanh Lễ – công ty của 1 nhà tư sản được tiếp quản sau giải phóng đang bị thua lỗ nặng. Công ty này sau đó đổi tên thành Công ty thương mại Xuất nhập khẩu Thanh Lễ, hoạt động trong lĩnh vực xăng dầu, bất động sản, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, khu công nghiệp…
Thành công từ những quyết định không giống ai với những dự án “để đời”
Ông Dũng khởi nghiệp bằng làm lò vôi, sản xuất các loại vôi quét tường, vôi bột công nghiệp… ở Bình Dương. Biệt danh “Dũng lò voi” có từ khi đó. Sau khi nghề làm lò voi không còn kiếm được tiền ông bán nó đi và về làm giám đốc Công ty sơn mài Thanh Lễ, một doanh nghiệp nhà nước thuộc tỉnh Sông Bé thời bấy giờ, sau này là tỉnh Bình Dương.
Khi làm giám đốc Thanh Lễ, ông Dũng đưa ra điều kiện, nếu làm ăn thua lỗ ông sẽ bỏ tiền túi ra bồi thường, còn ngược lại, công ty phải trích cho ông 10% tiền lời thu được. Kết quả, năm đầu tiên giữ cương vị giám đốc, lợi nhuận công ty cán mốc 28,8 tỷ đồng, vượt xa mong đợi.
Đến năm 1996, ông Dũng nghỉ công việc nhà nước, chuyển ra làm kinh doanh riêng.
Bước ngoặt cuộc đời của Dũng “lò vôi” là khi ông quyết định rót vốn vào khu công nghiệp Bình Đường, và sau đó là 2 khu công nghiệp Sóng Thần 2 và Sóng Thần 3.
Ông là người tiên phong xây dựng mô hình khu công nghiệp hiện đại đầu tiên tại Bình Dương cũng như Việt Nam, sở hữu trong tay nhiều bất động sản và tài sản “khủng” như: Khu công nghiệp Sóng Thần 2, Khu công nghiệp Sóng Thần 3, Khu đô thị Trung Tâm hành chính huyện Dĩ An, Khu dân cư Sóng Thần, Khu đô thị thương mại dịch vụ Sóng Thần…
Tuy nhiên, Khu du lịch kết hợp tâm linh Lạc cảnh Đại Nam Văn Hiến (Đại Nam) mới là công trình đưa tên tuổi ông Dũng vượt xa khỏi đất Bình Dương.
Khu du lịch Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến ở Bình Dương của đại gia Dũng “lò vôi” rộng 450 ha, dự án khởi công từ năm 1999 và mất ròng rã 9 năm để có thể mở cửa đón khách lần đầu tiên, siêu dự án Đại Nam tiêu tốn của chủ đầu tư đứng sau tới 6.000 tỷ đồng.
Theo giới thiệu, dự án này được thiết kế hoàn toàn bởi ông Huỳnh Uy Dũng, từ phối cảnh, bản vẽ cho đến chỉ đạo công việc xây dựng. Khu du lịch Đại Nam hiện có nhiều địa điểm thăm quan đa dạng như đền thờ (9 ha), vườn bách thú (12,5 ha), biển nhân tạo (21,6 ha), khu vui chơi giải trí (50 ha), trường đua (60 ha) …
Sau này, dưới sự điều hành của vợ kế ông Dũng, bà Nguyễn Phương Hằng, Đại Nam có thêm những mô hình mới như biển nhân tạo, trường đua phức hợp “5 trong 1”, nơi có thể tổ chức được cả đua ngựa, đua chó, đua mô tô phân khối lớn lẫn đua xe F1.
Điều bất ngờ là CTCP Đại Nam liên tục thua lỗ lớn trong nhiều năm gần đây.
Theo số liệu của chúng tôi, trong giai đoạn 2020 – 2022, doanh thu của Đại Nam dao động từ 290 – 380 tỷ đồng/năm. Với giá vốn hàng bán rất thấp, tỷ suất lãi gộp của Đại Nam lên đến trên 90% doanh thu. Tuy nhiên trừ đi các chi phí liên quan khác, công ty vẫn lỗ lớn, như năm 2022 lỗ tới 142 tỷ đồng, năm 2021 lỗ 110 tỷ đồng. Đáng chú ý, Đại Nam nói không với vay nợ tài chính.
Đại Nam do ông Dũng và bà Hằng điều hành hoạt động trong 3 lĩnh vực chính là Bất động sản (Khu đô thị trung tâm hành chánh huyện Dĩ An, Khu tái định cư Sóng thần 2, Khu nhà ở Sóng thần 2 và Sóng thần 2 mở rộng, khu đô thị thương mại dịch vụ sóng thần, khu dân cư Đại Nam – Bình Phước và Khu dân cư Tân An 2), Du lich (Khu du lịch Đại Nam) và Khu công nghiệp (Khu công nghiệp Sóng thần 2 và 3).
Không những thế, ông Dũng lò vôi còn sở hữu trường đua rộng nhất Việt Nam và dàn siêu xe trăm tỷ khiến giới mộ điệu cũng phải xuýt xoa ngưỡng mộ