Tích cực canh tác, team châu Phi đang từng ngày biến đất sỏi đá của Angola thành “vàng”. Nhiều giống cây đặc sản từ Việt Nam đã được mang sang trồng, từ bầu bí, sắn dây, gấc, cho đến củ đậu và cả dưa chuột, giúp mang về số tiề.n lớn.
Trên kênh Youtube có hơn 588 nghìn người đăng ký, Công Giáp, một thành viên thuộc team Quang Linh, đã chia sẻ video cùng các người dân trong trang trại thăm vườn ngô nếp.
Được biết, vườn ngô được team châu Phi trồng thử nghiệm cho mùa khô. Theo dự tính ban đầu, ngô thu hoạch được sẽ đem chia cho người dân. Tuy nhiên, khi đăng tải thông tin lên nhóm Cộng đồng người Việt ở Lubangu (Angola), rất nhiều người đã vào đặt mua. Tổng số lượng ngô được đặt lên tới 165 bắp.
Theo Công Giáp, ngô nướng bên châu Phi thường được bán với giá 100 Kz/bắp (gần 3 nghìn đồng/bắp). Trong khi đó, người Việt Nam mua với giá gấp 5 lần, 500 Kz/bắp (gần 14 nghìn/bắp).
Theo lý giải, ngô ở Angola sau khi thu hoạch chỉ có thể xay thành bột. Bên cạnh đó, người bản địa ăn ngô chỉ biết ăn no chứ không quan trọng là ngô ngọt hay ngô nếp dẻo, do đó giá thường thấp, bán cho người Việt sẽ được giá hơn. Trưởng bản cùng người dân vô cùng bất ngờ vì không nghĩ giống ngô này lại bán với mức giá cao như thế, 1 bắp 500 Kz dân ở đây không ai mua.
Trước đó, một thành viên khác của team châu Phi là Lindo cũng từng đem ngô luộc ra chợ bán. Mặt hàng trở nên cực hot và bán hết chỉ trong vòng vài phút. Sau khi hái, team châu Phi thu hoạch được tổng cộng 5 khay ngô, 3 khay mang đi bán và 2 khay để lại chia cho người dân trong trang trại cùng thưởng thức. Tổng số tiề.n bán được là 82.500 Kz (hơn 2,2 triệu đồng). Tất cả sẽ được sử dụng để mua phân bón, phục vụ cho các đợt gieo trồng tiếp theo.
Việc trồng thành công ngô giúp cải thiện cuộc sống của người dân bản, Công Giáp bày tỏ: “Mình cố gắng hơn một tí để người dân no bụng hơn một chút”.
Trước đó, Công Giáp cũng gây chú ý khi chốt đơn khu đất trị giá hơn 16 nghìn USD tại chợ huyện để phục vụ cho dân bản kinh doanh. Vì nếu chỉ trồng trọt cũng chỉ đủ ăn, khó mà làm giàu hơn, phải có kinh doanh kèm theo thì mới phát triển được tương lai sau này. Đây cũng chính là tâm huyết của Công Giáp nói riêng và cả team châu Phi nói chung khi muốn giúp đỡ người dân châu Phi một cách thiết thực nhất.
“Toàn bộ nông sản ở đây sẽ tập trung ở đây, từ thủ đô đến và thu mua thẳng cho thương lái, không cần qua trung gian nữa. Mỗi lần qua trung là giảm một cái giá rất lớn rồi. Hy vọng bước đột phá này sẽ mang lại thành công cho người dân bản trong thời gian tới” , Công Giáp chia sẻ.
Bên cạnh trồng ngô nếp, thì team Quang Linh còn mang giống lúa ở Việt Nam sang để phát triển nông nghiệp Angola. Quang Linh cho hay, nhóm đã tốn rất nhiều công sức để đưa giống từ Việt Nam sang và áp dụng các mô hình, kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc phù hợp. Linh Philip, một thành viên của Team châu Phi, cho biết chỉ riêng vụ lúa vừa rồi đã mất ba tháng rưỡi. Tuy nhiên, nhóm vẫn có kế hoạch mở rộng diện tích lúa ở làng Chilembo vào mùa khô năm nay.
Tin tức về việc trồng lúa thành công ở quốc gia châu Phi xa xôi cách Việt Nam 10.000 km đã gây xôn xao trên các phương tiện truyền thông, dấy lên sự ngưỡng mộ dành cho Quang Linh và những người bạn.
Tin tức lan rộng đến mức Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Thủy sản Angola, António Francisco de Assi, đã đến tận trang trại động viên nhóm. Ông ca ngợi mô hình nông nghiệp của họ và coi vụ lúa là một “thần kỳ”. Ông cũng mua 5kg gạo về ăn thử.
Với bất kỳ loại cây trồng nào, Quang Linh luôn tìm cách dạy người dân địa phương làm chủ kỹ thuật canh tác. Bởi lẽ anh cho rằng “trao cần câu tốt hơn cho con cá”. Khi đến thăm cánh đồng lúa, Chủ tịch Huyện Bailundo nói với dân làng rằng được làm việc với người Việt Nam ở Trang trại Quang Linh là cơ hội học hỏi kinh nghiệm để phát triển quê hương.
Hiện Trang trại Quang Linh rộng 30 ha ở tỉnh Huambo là một quần thể gồm ao cá, nhiều loại cây cho bóng mát, nhiều loại cây trồng như ngô, khoai tây, khoai lang, sắn, dâu tây,…
Theo Tiến TuTi, thành viên của nhóm, không thể đong đếm được bao nhiêu công sức mà hàng chục người Việt Nam và Angola đã bỏ ra để biến vùng đất khô cằn sỏi đá thành trang trại màu mỡ.
Các mô hình nuôi trồng sáng tạo và hiệu quả, đặc biệt việc trữ nước tưới và nuôi cá ở khu vực hạn hán và thấm nước khiến người dân địa phương thán phục. Đặc biệt hơn, Trang trại Quang Linh hoạt động trên tinh thần chia sẻ. Cùng với tạo công ăn việc làm, dạy cách trồng trọt và trả lương tháng, nhóm cũng chia hoa lợi cho người dân. Quang Linh cho biết việc chia hoa lợi giúp người dân bảo đảm lương thực và tăng tình đoàn kết.
Thời gian qua nhóm đã phát hàng chục tấn gạo cho người dân địa phương và xây dựng hàng trăm trường học và nhà cho người nghèo. Đặc biệt, nhóm đã thuê công nhân Việt Nam khoan hàng trăm giếng ở các vùng nông thôn khắp Angola.