Phó Thủ tướng ủng hộ thiết kế đường sắt cao tốc Bắc – Nam tốc độ 350 km/giờ

Về kịch bản phát triển đường sắt cao tốc Bắc – Nam, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng cần đồng bộ, hiệu quả, phù hợp với xu thế phát triển trên thế giới. Tốc độ thiết kế 350 km/giờ

Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo Kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp về Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam (Đề án).

Văn bản nêu rõ về kịch bản phát triển, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng cần dựa vào nhu cầu nội tại về phát triển kinh tế – xã hội, kinh nghiệm đầu tư đường sắt cao tốc trên thế giới.

Tuyến đường phải phù hợp với xu thế phát triển trên thế giới, tốc độ thiết kế 350 km/giờ.

Tuyến đường thực sự trở thành trục “xương sống” theo Kết luận số 49-KL/TW của Bộ Chính trị, đồng thời khai thác hiệu quả tuyến đường sắt hiện có.

Về cơ chế chính sách đặc thù, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ Giao thông vận tải (GTVT) chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, địa phương và doanh nghiệp nghiên cứu, đề xuất cơ chế chính sách “đặc thù đặc biệt cả gói” để báo cáo Bộ Chính trị, trình Quốc hội khi thông qua chủ trương đầu tư.

Theo đó, bao gồm: Cơ chế huy động và sử dụng các nguồn vốn; cơ chế sử dụng tiền thu từ sử dụng đất từ các địa phương; cơ chế đào tạo, sử dụng cán bộ, kỹ sư; cơ chế nội địa hóa gắn với phát triển ngành công nghiệp đường sắt.

Đồng thời, có cơ chế thu hút đầu tư PPP; cơ chế hợp tác, thu hút đầu tư và chuyển giao công nghệ thông qua FDI; mô hình tổ chức vận hành – kinh doanh…

Đường sắt cao tốc phải gắn với việc phát triển đô thị theo định hướng gắn kết với giao thông công cộng (TOD). Bộ GTVT, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục nghiên cứu giải pháp khai thác mô hình này.

Xem xét phương án bố trí điểm đầu, điểm cuối tuyến tại trung tâm Thủ đô Hà Nội và TP HCM.

Về tổng mức đầu tư, do dự án có quy mô lớn, phức tạp về kỹ thuật – công nghệ, thời gian thực hiện dài (trên 10 năm) nên cần làm rõ việc tính toán sơ bộ tổng mức đầu tư chỉ là ước tính ban đầu. Số liệu chính xác sẽ tiếp tục được cập nhật ở các bước tiếp theo khi đủ điều kiện. Tránh hiểu nhầm trong trường hợp tổng mức đầu tư dự án tăng trong giai đoạn triển khai.

Về nguồn vốn, bố trí nguồn vốn trong giai đoạn đầu. Giai đoạn sau nghiên cứu kết hợp nguồn thu từ giá trị gia tăng phát triển đô thị, kêu gọi xã hội hóa, thu hút vốn tư nhân đầu tư đầu máy, toa xe để kinh doanh vận tải và trả phí cho nhà nước.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cũng yêu cầu huy động chuyên gia, tư vấn nước ngoài, tổ chức quốc tế có kinh nghiệm về đường sắt cao tốc cùng tư vấn trong nước đánh giá kỹ phương án đầu tư bảo đảm khả thi, an toàn, hiệu quả tối ưu.

Chính phủ muốn có cơ chế ‘đặc thù, đặc biệt cả gói’ cho đường sắt cao tốc Bắc – Nam

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu cơ chế chính sách đặc thù đặc biệt cả gói” cho đường sắt cao tốc để báo cáo xin ý kiến Bộ Chính trị, trình Quốc hội khi thông qua chủ trương.

Cơ chế đặc thù đặc biệt cả gói cho đường sắt cao tốc

Theo đó, cơ chế chính sách đặc thù, đặc biệt bao gồm cơ chế huy động và sử dụng các nguồn vốn; cơ chế sử dụng tiền thu từ sử dụng đất từ các địa phương; cơ chế đào tạo, sử dụng cán bộ, kỹ sư; cơ chế nội địa hóa gắn với phát triển ngành công nghiệp đường sắt; cơ chế thu hút đầu tư PPP; cơ chế hợp tác, thu hút đầu tư và chuyển giao công nghệ thông qua FDI; mô hình tổ chức vận hành – kinh doanh

Văn phòng Chính phủ đã có văn bản 502/TB-VPCP ngày 4/12/2023 thông báo Kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam.

Theo đó, lãnh đạo Chính phủ nhận định, việc nghiên cứu đầu tư xây dựng đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam đã được Bộ Giao thông vận tải thực hiện nghiêm túc, công phu trong thời gian dài; trong đó Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án năm 2010 đã được Bộ Chính trị tán thành chủ trương đầu tư, nhưng chưa được cấp có thẩm quyền thông qua.

Phó Thủ tướng cho biết, ngày 28/2/2023, Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 49-KL/TW về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Ban Chỉ đạo xây dựng, thực hiện Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam và các dự án đường sắt quan trọng quốc gia (Ban Chỉ đạo) đã có Kết luận tại văn bản số 420/TB-VPCP ngày 18/10/2023 của Văn phòng Chính phủ. Bộ Giao thông vận tải đã kế thừa kết quả nghiên cứu trước đây, tiếp thu các ý kiến, hoàn thiện Đề án.

“Đề án có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần rất lớn trong phát triển kinh tế – xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Quá trình xây dựng, triển khai Đề án cần có sự đồng thuận, góp sức và thực sự vào cuộc của liên ngành trên nhiều lĩnh vực”, Văn bản của Chính phủ nêu.

Về căn cứ thực tiễn dựa, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị Bộ GTVT làm rõ cơ sở thực tiễn dự án, trong đó có yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội, kinh nghiệm quốc tế, tác động của đường sắt tốc độ cao đến tổng thể nền kinh tế – xã hội (giảm chi phí logistics, tăng sức cạnh tranh, ổn định kinh tế vĩ mô, tăng hiệu quả nền kinh tế; tác động lan tỏa, phát triển đô thị, công nghiệp hóa, hiện đại hóa; thúc đẩy phát triển du lịch…)

Về kịch bản phát triển, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà cho rằng, cần dựa vào nhu cầu nội tại về phát triển kinh tế – xã hội nước ta, kinh nghiệm đầu tư đường sắt tốc độ cao trên thế giới để nghiên cứu đầu tư đường sắt tốc độ cao đảm bảo đồng bộ, hiệu quả, phù hợp với xu thế phát triển trên thế giới, tốc độ thiết kế 350km/h và thực sự trở thành trục “xương sống” theo Kết luận số 49-KL/TW của Bộ Chính trị, đồng thời khai thác hiệu quả tuyến đường sắt hiện có.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, địa phương và doanh nghiệp nghiên cứu, đề xuất cơ chế chính sách “đặc thù đặc biệt cả gói” để báo cáo Bộ Chính trị, trình Quốc hội khi thông qua chủ trương đầu tư.

Ngoài ra, lãnh đạo Chính phủ cũng giao Bộ GTVT nghiên cứu tầm quan trọng của giao thông đường sắt tốc độ cao trong việc phát triển đô thị theo định hướng gắn kết với giao thông công cộng (TOD). Lãnh đạo Chính phủ giao Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục nghiên cứu giải pháp khai thác mô hình này.

Về hướng tuyến, Phó Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu sử dụng hiệu quả các giải pháp công trình cầu, hầm để đảm bảo hướng tuyến thẳng nhất có thể, đảm bảo khả năng thoát lũ, hạn chế ảnh hưởng đến các khu bảo tồn và chia cắt cộng đồng; xem xét phương án bố trí điểm đầu, điểm cuối tuyến tại trung tâm Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Về tổng mức đầu tư, do dự án có quy mô lớn, phức tạp về kỹ thuật – công nghệ, thời gian thực hiện dài (trên 10 năm) nên cần làm rõ việc tính toán sơ bộ tổng mức đầu tư chỉ là ước tính ban đầu, số liệu chính xác sẽ tiếp tục được cập nhật ở các bước tiếp theo khi đủ điều kiện, tránh hiểu nhầm trong trường hợp tổng mức đầu tư dự án tăng trong giai đoạn triển khai.

Về nguồn vốn, Phó Thủ tướng cho biết nguồn vốn trong giai đoạn đầu và giai đoạn sau cần nghiên cứu kết hợp nguồn thu từ giá trị gia tăng phát triển đô thị, kêu gọi xã hội hóa, thu hút vốn tư nhân đầu tư đầu máy, toa xe để kinh doanh vận tải và trả phí cho Nhà nước.

Về nguồn nhân lực, lãnh đạo Chính phủ nhấn mạnh cần phát triển đi trước một bước về nguồn nhân lực, trong đó có đội ngũ nhân sự vận hành tự động hóa, chế tạo máy, chuyển đổi số…, giao Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội triển khai thực hiện.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu chính sách phát triển công nghiệp đường sắt và công nghiệp phụ trợ (cơ khí, chế tạo, luyện kim…) giúp phát triển đường sắt nói chung, đường sắt tốc độ cao nói riêng.

Về tư vấn, lãnh đạo Chính phủ yêu cầu huy động chuyên gia, tư vấn nước ngoài, tổ chức quốc tế có kinh nghiệm về đường sắt tốc độ cao cùng tư vấn trong nước đánh giá kỹ phương án đầu tư bảo đảm khả thi, an toàn, hiệu quả tối ưu.

Theo – https://danviet.vn/chinh-phu-muon-co-co-che-dac-thu-dac-biet-ca-goi-cho-duong-sat-cao-toc-bac-nam-20231205101814191.htm

Tốc độ đường sắt cao tốc Bắc – Nam 350 km/h là phù hợp trong tương lai

Chuyên gia giao thông cho rằng, lựa chọn phương án làm đường sắt cao tốc Bắc – Nam 350 km/h là phù hợp trong tương lai.

Trao đổi với Báo Lao Động ngày 30.10, PGS.TS Nguyễn Hồng Thái – Trường Đại học Giao thông vận tải – cho rằng, trước đây công nghệ chưa cao nên chúng ta lựa chọn tàu có tốc độ thấp. Tuy nhiên, hiện nay công nghệ đã rất phát triển.

“Hơn nữa, thời gian từ khi xây dựng đề án đến đầu tư, xây dựng khai thác vận hành khá lớn. Do đó, phải chọn tốc độ cao để phù hợp với tương lai” – PGS.TS Nguyễn Hồng Thái nhấn mạnh.

Chia sẻ về phương án tàu cao tốc chuyên chở hành khách hay tích hợp chở hàng hóa và hành khách, PGS.TS Nguyễn Hồng Thái cho rằng, về logic khi xây dựng tàu cao tốc chỉ phục vụ hành khách có thể ưu tiên tốc độ cao hơn. Khi khai thác vừa vận tải hành khách và hàng hóa sẽ hạn chế về tốc độ. Việt Nam có thể nghiên cứu chuyển tuyến đường sắt khổ 1 m, sang vận tải hàng hóa.

Trước đó, Bộ Giao thông Vận tải từng đưa ra 2 phương án xây dựng đường sắt cao tốc.

Phương án 1: Xây dựng đường sắt Bắc – Nam với đường đôi, khổ ray 1.435mm, chiều dài 1.545km, tốc độ khai thác 320km/h, chỉ chạy tàu khách; kết hợp cải tạo đường sắt hiện hữu để chuyên chở hàng. Tổng mức đầu tư dự kiến cho phương án này khoảng 58,71 tỉ USD.

Phương án 2: Xây dựng tuyến đường sắt Bắc – Nam mới, đường đôi, khổ ray 1.435mm, kết hợp khai thác cả tàu chở khách và chở hàng; tốc độ khai thác tàu khách tối đa 180km/h, chạy tàu hàng tối đa 120km/h. Tổng mức đầu tư dự án theo phương án này khoảng 64,9 tỉ USD.

Văn phòng Chính phủ cũng có văn bản thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà – Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng, thực hiện Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam và các dự án đường sắt quan trọng quốc gia, sau phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo.

Về định hướng xây dựng và hoàn thiện đề án trên, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải, trong đề án cần thể hiện đầy đủ quan điểm, mục tiêu về đường sắt tốc độ cao đã được nêu trong Nghị quyết 29-NQ/TW của Trung ương và Kết luận 49-KL/TW của Bộ Chính trị.

Trong đó, Phó Thủ tướng lưu ý tập trung vào luận giải sự phù hợp về định hướng, quan điểm, mục tiêu của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Bộ Chính trị; chứng minh để khẳng định một đất nước phát triển, có công nghiệp phát triển, thu nhập cao thì tất yếu phải có đường sắt tốc độ cao; việc đầu tư đường sắt tốc độ cao liên quan đến lợi ích quốc gia, dân tộc nên không thể chậm trễ mà cần có quyết tâm chính trị mạnh mẽ thực hiện; khẳng định quan điểm đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam là động lực phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh.

Phát triển đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam phải đồng bộ, hiện đại, phù hợp xu thế của thế giới, tốc độ thiết kế 350 km/h và thực sự trở thành trục “xương sống” theo kết luận của Bộ Chính trị.

Việc lựa chọn kịch bản đầu tư cần bảo đảm tầm nhìn dài hạn, hiệu quả, khai thác với tốc độ cao, hiện đại, đồng bộ trên cơ sở phân tích, đánh giá nhu cầu vận tải, yêu cầu thị trường, mức độ an toàn; hiện trạng hệ thống đường sắt, so sánh vận tải đường sắt với các phương thức vận tải khác…

Bộ Giao thông Vận tải cũng cần làm rõ hiệu quả đầu tư, tính khả thi và các giải pháp về: Nguồn lực; chính sách, pháp luật phát triển đường sắt tốc độ cao; phát triển công nghiệp đường sắt; đào tạo nguồn nhân lực; cơ chế để doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận, nhận chuyển giao, từng bước làm chủ công nghệ…

Nghiên cứu phương án sửa đổi Luật Đường sắt trong đó có cơ chế thực hiện đầu tư đường sắt tốc độ cao, hoặc nghị quyết riêng của Quốc hội về đường sắt tốc độ cao.

Trong đó phải bao gồm đầy đủ các nội dung về hình thức đầu tư, phương án huy động vốn; thủ tục chuẩn bị, thực hiện đầu tư; chính sách đất đai, giải phóng mặt bằng; đào tạo nguồn nhân lực; phát triển công nghiệp, quy hoạch đô thị…