Việc kiểm định xe ô tô tại các trung tâm đăng kiểm sẽ được thực hiện các bước theo đúng quy định.
Đăng kiểm viên thực hiện các bước đăng kiểm xe ôtô. Ảnh: Hoàng Lộc
Liên quan đến vấn đề này, Luật sư Nguyễn Thụy Hân – Công ty TNHH Thư viện pháp luật cho biết, ngày 21.3.2023, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư 2/2023/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 16/2021/TT-BGTVT quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
Quy trình đăng kiểm xe ôtô chi tiết theo Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 2/2023/TT-BGTVT như sau:
Bước 1: Kiểm tra hồ sơ, dữ liệu
Các giấy tờ này phải được kiểm tra, đối chiếu với cơ sở dữ liệu trên chương trình quản lý kiểm định, trên máy chủ của Cục Đăng kiểm Việt Nam thông qua cổng thông tin điện tử của Cục Đăng kiểm Việt Nam, cổng thông tin điện tử Bộ Giao thông vận tải, chương trình tra cứu từ xa.
Trường hợp đã thực hiện kiểm tra hồ sơ khi lập hồ sơ phương tiện thì không phải kiểm tra lại hồ sơ.
Đối với phương tiện xe cơ giới được miễn thực hiện kiểm định theo quy định, Đơn vị đăng kiểm chỉ ghi nhận theo khai báo của chủ xe khi nộp hồ sơ và không thực hiện kiểm tra thực tế.
Bước 2: Đăng ký kiểm định
Nhân viên nghiệp vụ thực hiện:
– Thu tiền kiểm định và lập phiếu theo dõi hồ sơ;
– Đăng ký kiểm tra xe cơ giới trên chương trình quản lý kiểm định;
– In bản thông số kỹ thuật của xe cơ giới từ chương trình quản lý kiểm định (đối với trường hợp chủ xe không nộp lại Giấy chứng nhận kiểm định cũ) để làm cơ sở cho đăng kiểm viên kiểm tra, đối chiếu với xe cơ giới kiểm định.
* Bước 3: Kiểm tra xe cơ giới
Đăng kiểm viên đưa xe vào dây chuyền kiểm định và thực hiện:
– Kiểm tra sự phù hợp giữa thông số kỹ thuật và thực tế của xe cơ giới;
– Kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới; đánh giá kết quả kiểm tra theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 2/2023/TT-BGTVT;
– Ghi nhận và truyền kết quả kiểm tra về máy chủ ngay sau khi kết thúc kiểm tra ở mỗi công đoạn.
Phụ trách dây chuyền thực hiện:
– Soát xét, kiểm tra, hoàn thiện các nội dung và ký xác nhận Phiếu kiểm định (không quá 15 phút kể từ khi phương tiện kết thúc kiểm tra, ra khỏi dây chuyền);
– Ghi thông báo hạng mục khiếm khuyết, hư hỏng cho chủ xe
* Bước 4: Hoàn thiện hồ sơ
– Nhân viên nghiệp vụ in Giấy chứng nhận kiểm định, Tem kiểm định và Phiếu lập hồ sơ phương tiện (đối với xe có lập hồ sơ phương tiện).
Đối với trường hợp xe cơ giới được miễn kiểm định, tại vị trí in ảnh trên Giấy chứng nhận kiểm định ghi “Xe thuộc đối tượng miễn kiểm định lần đầu” và tại góc dưới cùng bên trái của Giấy chứng nhận ghi rõ “Giấy chứng nhận kiểm định được cấp miễn theo quy định tại Thông tư 16/2021/TT-BGTVT và các thông tư sửa đổi, bổ sung có liên quan.
Giấy chứng nhận này sẽ không còn giá trị nếu phương tiện bị tự ý cải tạo không đúng với thiết kế của nhà sản xuất.
– Đăng kiểm viên soát xét và ký xác nhận Phiếu lập hồ sơ phương tiện (đối với xe cơ giới lập hồ sơ phương tiện).
– Lãnh đạo đơn vị đăng kiểm soát xét, ký duyệt Phiếu lập hồ sơ phương tiện (đối với xe cơ giới lập hồ sơ phương tiện), Giấy chứng nhận kiểm định, thông báo hạng mục khiếm khuyết, hư hỏng (đối với xe cơ giới không đạt).
– Nhân viên nghiệp vụ đóng dấu của đơn vị đăng kiểm vào Giấy chứng nhận kiểm định, mặt sau của Tem kiểm định và dán phủ băng keo trong lên trang 2 và 3 của Giấy chứng nhận kiểm định.
Bước 5: Trả kết quả
Việc bố trí trình tự thực hiện các nội dung trên tùy thuộc mặt bằng và bố trí của mỗi đơn vị.