Những lợi ích mà thương mại điện tử mang lại chính là cốt lõi của sự phát triển. Ngày nay, các công ty nước ngoài đẩy mạnh việc rót vốn để mở rộng quy mô thì các doanh nghiệp nội muốn tăng cường vị thế sẽ tìm cách kết hợp với các đối tác ngoại.
Thương mại điện tử trên thị trường Việt Nam
Sự phát triển của thương mại điện tử phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của internet. Trong khi đó, theo khảo sát Việt Nam là một nước đi đầu trong việc sử dụng internet và sử dụng smartphone với 36% dân số sử dụng internet, 22% sử dụng mạng xã hội, 20% sử dụng smartphone.
Tuy nhiên, chưa có nhiều công ty hoạt động về thương mại điện tử hoặc hoạt động nhưng vẫn đang còn rất dè dặt. Vì vậy, thương mại điện tử được xem là mảnh đất tiềm năng thu hút sự đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài và các doanh nghiệp lớn trong nước.
Theo nguồn tin, công ty sen Đỏ trực thuộc tập đoàn FPT khi đặt chân vào thị trường thương mại điện tử còn gặp rất nhiều khó khăn, tuy nhiên không phải vì thế mà họ bỏ qua, họ vẫn đang lên rất nhiều kế hoạch để có thể chinh phục thị trường này.
Chủ tịch HĐQT ông Nguyễn Đắc Việt Dũng cho hay, với những chiến lược, kế hoạch đặt ra có thể mong đợi sự mạnh mẽ của Sendo trong sàn giao dịch thương mại điện tử. Việc hợp tác với ba đối tác ngoại sẽ là sự chú ý lớn nhất của Sendo trong thời gian vừa qua. Sự đầu tư này hứa hẹn sẽ mang đến nhiều thành quả to lớn. Và sau thương vụ, 3 nhà đầu tư ngoại không những giúp công ty tiếp cận với mạng lưới khách hàng và đối tác của họ trên toàn cầu mà còn hỗ trợ đào tạo mạng lưới bán hàng và mở rộng danh mục hàng hóa…
Thương mại điện tử Việt Nam với các nhà đầu tư ngoại
Thị trường thương mại điện tử Việt Nam phát triển mạnh mẽ trong thời gian vừa qua đã thu hút rất nhiều các đối thủ ngoại. Điển hình như Zalora khi đặt chân vào thị trường Việt Nam đã thu hút khách hàng với việc tung ra nhiều hình thức khuyến mại và việc cho ra đời nhãn thời trang riêng.
Ngoài ra, Zalora còn đầu tư mở một showroom trưng bày sản phẩm để tạo lòng tin cho khách hàng Việt. Hiện, Zalora Việt Nam có hơn 250 thương hiệu của Việt Nam, quốc tế và độc quyền với lượng truy cập hàng ngày duy trì lên đến 200.000 người.
Bên cạnh đó, Lazada cũng không ngoại lệ, với tham vọng bành trướng Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Lazada đã mạnh tay quảng bá thương hiệu trên hầu hết các kênh truyền thông và đưa ra mức chiêu đãi hậu hĩnh đối với các nhân tài của Việt Nam. Tổng giám đốc Lazada Việt Nam Ông Alexandre Darly cho hay, Việt Nam là nước có dân số trẻ cao, tiếp cận thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam các doanh nghiệp sẽ có được nhiều lợi thế hơn.
Ngoài ra, đối với các khách hàng, ngoài việc cung cấp phương thức giao hàng tốt nhất, sự cạnh tranh về giá cả cũng là điểm thu hút của thương hiệu. Công ty luôn kết hợp với các doanh nghiệp sản xuất và phân phối sản phẩm tổ chức các sự kiện giảm giá để có những mức giá cạnh tranh nhất.
Thương mại điện tử là một trong thị trường tiềm năng và hấp dẫn, trong đó Việt Nam đang là điểm đầu tư đến mà hầu hết các nhà đầu tư đều muốn tận dụng cơ hội.
Thương mại điện tử Việt Nam theo nhận định các chuyên gia
Chuyên gia marketing tại TP HCM đánh giá, loại hình thương mại điện tử sau thời gian đầu triển khai, nhiều thương hiệu nội một thời đình đám đang hoạt động cầm chừng, cùng lúc đó các nhà đầu tư ngoại lại tìm cách nắm bắt cơ hội đầu tư. Vì vậy, nếu các doanh nghiệp không biết cách chuyển mình, sẽ nhanh chóng bị tụt hậu so với các ông lớn nước ngoài có vốn đầu tư khủng.
Các chuyên gia trong lĩnh vực thị trường thương mại điện tử cũng cho biết. Đây cũng là thị trường tiềm năng khi mà 44% người dùng internet ở Việt Nam chưa bao giờ tiến hành các giao dịch hàng hóa trực tuyến.