GĐXH – Pháp luật đã quy định rất rõ về phần đường, cũng như việc người đi bộ phải thực hiện để đảm bảo an toàn giao thông đường bộ. Từ 1/1/2025, người đi bộ cần thực hiện những quy tắc gì?
02:09 – 01/09/2024
Quy định của pháp luật về người đi bộ
Theo Khoản 1, Điều 30, Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định người đi bộ như sau:
– Phải đi trên vỉa hè, lề đường, đường dành riêng cho người đi bộ; trường hợp đường không có vỉa hè, lề đường, đường dành riêng cho người đi bộ thì người đi bộ phải đi sát mép đường bên phải theo chiều đi của mình;
– Chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn, báo hiệu đường bộ. Trường hợp không có đèn tín hiệu, vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ thì phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn, khi qua đường phải có tín hiệu bằng tay;
– Không được vượt qua dải phân cách, đu, bám vào phương tiện giao thông đường bộ đang di chuyển; khi mang, vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn và không gây trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
4 trường hợp được phép ‘chở ba bằng xe máy’ từ 1/1/2025 mà không bị phạtGĐXH – Từ 1/1/2025, Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ chính thức có hiệu lực trong đó quy định những trường hợp chở vượt quá 2 người mà không bị phạt.
Từ 1/1/2025, người đi bộ phải thực hiện quy định an toàn khi tham gia giao thông theo Khoản 1, Điều 30, Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024. Ảnh minh họa: TL
Cũng theo Khoản 2, Điều 30 Luật này quy định trẻ em, phụ nữ mang thai, người già yếu, người khuyết tật, người mất năng lực hành vi dân sự tham gia giao thông đường bộ được quy định như sau:
– Trẻ em dưới 07 tuổi khi đi qua đường phải có người lớn dẫn dắt;
– Người khuyết tật sử dụng xe lăn có động cơ hoặc không có động cơ phải đi trên vỉa hè, lề đường và nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ và xe thô sơ;
– Người khiếm thị khi đi trên đường bộ phải có người dẫn dắt hoặc có công cụ để báo hiệu cho người khác nhận biết là người khiếm thị;
– Người mất năng lực hành vi dân sự khi đi trên đường bộ phải có người dẫn dắt;
– Mọi người có trách nhiệm giúp đỡ trẻ em dưới 07 tuổi, phụ nữ mang thai, người già yếu, người khuyết tật, người mất năng lực hành vi dân sự khi đi qua đường.
Trường hợp người đi bộ không đúng phần đường bị xử phạt thế nào?
Điều 9 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ:
“Điều 9. Xử phạt người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
1. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người đi bộ thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không đi đúng phần đường quy định; vượt qua dải phân cách; đi qua đường không đúng nơi quy định hoặc không bảo đảm an toàn.
b) Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này.
c) Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông.
d) Mang, vác vật cồng kềnh gây cản trở giao thông.
đ) Đu, bám vào phương tiện giao thông đang chạy.
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người đi bộ đi vào đường cao tốc, trừ người phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc”.
Từ quy định trên, người bị bộ đi không đúng phần đường sẽ bị xử phạt từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng. Bên cạnh đó nếu không phải người phục vụ việc quản lý, bảo trì cao tốc mà người đi bộ đi vào đường cao tốc thì sẽ có mức phạt cao nhất đối với hành vi này là 200.000 đồng.
Những quy định dành cho người đi bộ khi tham gia giao thông để không nhận ‘trát phạt’ của công anGĐXH – Pháp luật đã quy định rất rõ về phần đường, cũng như việc người đi bộ phải thực hiện để đảm bảo an toàn giao thông đường bộ. Vậy trường hợp người đi bộ không đi đúng phần đường của mình có bị xử phạt?